1. Công việc hằng ngày của kế toán thuế
Hàng ngày kế toán sẽ thu thập, xử lý hóa đơn chứng từ phát sinh, và tiến hành hạch toán các chứng từ như:
– Hóa đơn đầu ra và đầu vào để:
+ Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng hóa, thành phẩm. Nếu trong kho số lượng tồn ít thì phải có kế hoạch nhập hàng hay sản xuất thành phẩm. Tiến hành tính giá hàng tồn kho, cập nhật đơn giá nhập xuất.
+ Theo dõi công cụ dụng cụ mua về để hạch toán phân bổ, trích khấu hao vào chi phí.
+ Theo dõi công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp để trả nợ theo đúng hạn cũng như thu hồi công nợ phải thu
– Nếu có phát sinh các loại thuế phải nộp thì kế toán cần đi nộp số tiền thuế này tránh bị phạt do chậm nộp.
– Căn cứ vào sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê chi tiết hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền đi và tiền đến trong ngân hàng.
– Căn cứ vào phiếu chi, phiếu thu, giấy nộp tiền ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ.
– Đồng thời cần phải kiểm tra tính đúng đắn hợp lý của các hóa đơn, xem có bị sai lệch thông tin trên hóa đơn không. Nếu có thì điều chỉnh lại hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào.
– Sắp xếp hóa đơn chứng từ, lưu trữ, bảo quản cẩn thẩn, theo một logic để để dàng tìm kiếm khi cần thiết.
2. Công việc hàng tháng
– Kê khai các loại thuế cần thiết như:
+ Thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
+ Thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Hạn nộp tờ khai tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo.
3. Công việc hàng quý
– Cuối quý thì kế toán cần lập các tờ khai cần thiết như:
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng: Với những doanh nghiệp mới thành lập, hoặc là có doanh thu < 50 tỷ đồng.
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân: Với Doanh nghiệp có phát sinh thuế TNCN < 50 triệu.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không có người lao động đến mức phải đóng thuế TNCN thì không cần làm tờ khai tháng, quý mà chỉ cần thực hiện quyết toán vào thời điểm cuối năm.
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
+ Đối với thuế Thu nhập cá nhân tạm tính từ quý 4/2014 doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai này. Đây chính là điểm mới về thuế thu nhập doanh nghiệp theo thông tư 151/2014/TT-BTC.
– Thời hạn nộp các tờ khai theo quý sẽ là ngày 30 của tháng tiếp theo sau quý đó.
Ví dụ: Hạn nộp tờ khai Quý 1/2015 sẽ là ngày 30/4/2015.
4. Công việc hàng năm
Đầu năm
– Thời điểm từ 01/01 đến 31/01 của năm tài chính kế toán cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Số tiền thuế môn bài sẽ căn cứ dựa vào vốn điều lệ của doanh nghiệp và đã được thể hiện trên tờ khai thuế môn bài.
Ghi chú: Trong năm nếu như doanh nghiêp có thay đổi về mức vốn điều lệ làm thay đổi bậc thuế môn bài cần phải nộp thì cần phải làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và nộp trước ngày 31/12 của năm đó.
Cuối năm:
– Vào thời điểm cuối năm, thì công việc quan trọng nhất của một kế toán đó là hoàn thành bộ báo cáo tài chính. Kế toán cần biết một bộ báo cáo tài chính sẽ bao gồm những gì. Cách lập bảng biểu trong bộ báo cáo tài chính ra sao.
– Để làm được một bộ những báo cáo chuẩn kế toán cần rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng từ trong năm, kiểm tra những số liệu từ chi tiết đến tổng hợp. Kiểm tra lại giữa kê khai và hạch toán đã khớp nhau chưa.
– Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất sẽ là ngày thứ 90 của năm tiếp theo
Ví dụ: Báo cáo tài chính năm 2017 thì hạn nộp cuối cùng là ngày 31/03/2018.
– Sau khi nộp báo cáo tài chính xong kế toán cần tiến hành in toàn bộ sổ sách từ chi tiết đến tổng hợp để lưu trữ phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này.
– Các sổ sách gồm:
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng..
+ Các bảng biểu chi tiết như sau: Tổng hợp công nợ phải thu – phải trả, Bảng phân bổ CCDC, Bảng trích khấu hao tài sản cố định. ..
+ Các phiếu thu, chi đi kèm các hóa đơn
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
Như vậy thì công việc của một kế toán thuế là rất quan trọng. Ngoài việc hạch toán, và kê khai chính xác, còn luôn phải cập nhật những thông tư, những nghị định mới để làm sao áp dụng đúng vào doanh nghiệp của mình.
0 Nhận xét